0

Điều trị trầm cảm khi mang thai | Safe and Sound

Trầm cảm khi mang thai là nỗi ác mộng của tất cả mẹ bầu vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến tâm sinh lý của thai nhi. Do đó, theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cả hai mẹ con.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Thực trạng bệnh trầm cảm khi mang thai

Theo thống kê của các chuyên gia tâm lý, có đến 14 – 23% mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai. Bệnh lý này ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo lắng của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh không dễ phát hiện vì đa số mẹ bầu có xu hướng che đậy cảm xúc, tâm lý hoặc không biết mình đang bị trầm cảm. 

Ảnh 1: Tỷ lệ mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai đang ngày càng gia tăng

Chính vì vậy, theo các chuyên gia tâm lý, phát hiện sớm trầm cảm khi mang thai và đưa ra những biện pháp chữa trị hiệu quả là việc mà mỗi mẹ bầu cần làm ngay lúc này để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.

2. Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm khi mang thai gây tác động tiêu cực cho tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu. Theo bác sĩ, chuyên gia tâm lý, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp giải quyết kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.

Nếu mẹ bầu mắc trầm cảm ở 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao gây sinh non, sảy thai, thai nhi phát triển kém, còi cọc, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ,… Trường hợp nặng, bé có thể bị chậm phát triển sau khi sinh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm bị tự kỷ nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

 Ảnh 2: Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Ngoài ra, khi bị trầm cảm, mẹ bầu sẽ có những suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu tỉnh táo, thậm chí thường xuyên có ý định tự tử.

Do vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm, mẹ nên đi khám bác sĩ, chuyên gia tâm lý ngay. 

3. Những biện pháp điều trị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai rất nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi nên cần được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp thường được bác sĩ, chuyên gia tâm lý áp dụng cho các mẹ bầu khi bị trầm cảm:

3.1. Liệu pháp tâm lý

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý nên liệu pháp tâm lý là ưu tiên hàng đầu để giải quyết vấn đề này. Mẹ bầu nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, tháo gỡ những rối loạn và cảm xúc tiêu cực.

Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tự dành cho mình nhiều thời gian hơn để thư giãn, đọc sách hoặc “nuông chiều” những sở thích của bản thân nhằm tránh xa các suy nghĩ tiêu cực. Hãy tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè để được giải tỏa những lo lắng và mệt mỏi. 

 

Ảnh 3: Trò chuyện với chuyên gia tâm lý có thể giúp mẹ bầu tháo gỡ được những cảm xúc, tâm lý tiêu cực

3.2. Tập thể dục thường xuyên

Mẹ hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng hàng ngày bằng những bài thể dục đơn giản dành cho bà bầu. Việc vận động cơ thể sẽ giúp cho khí huyết lưu thông tốt hơn, cơ thể khỏe khoắn nhẹ nhàng, nhờ đó tinh thần cũng trở nên thư thái hơn, tránh những suy nghĩ tiêu cực không nên có.

3.3. Vai trò của người thân, bạn bè

Theo chuyên gia tâm lý, khi bà bầu bị trầm cảm, vai trò của người thân, bạn bè xung quanh là rất quan trọng. Bởi chính việc không được chia sẻ về mặt tinh thần, giúp đỡ, hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày khiến bà bầu cảm thấy cô đơn, mệt mỏi và dẫn tới trầm cảm.

Chính vì thế người thân xung quanh, đặc biệt là người chồng hãy thể hiện sự quan tâm và dành nhiều thời gian hơn để tâm sự, chia sẻ với bà bầu giúp họ giải tỏa những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Lắng nghe và trò chuyện là cách tốt nhất để bà bầu cảm thấy không bị bỏ rơi và có động lực lớn để vượt qua thời kỳ bầu bì đầy mệt mỏi.

3.4. Điều trị bằng thuốc

Với một số trường hợp bà bầu có triệu chứng trầm cảm nặng, mẹ bầu sẽ cần được điều trị bằng thuốc để ổn định trạng thái cảm xúc. Các loại thuốc này không được phép tự ý sử dụng, bởi nếu sai liều lượng và cách dùng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ cần tới thăm khám với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, chia sẻ chính xác những triệu chứng và cảm xúc của mình để bác nắm bắt, chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất.

Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào mẹ hãy hỏi ý kiến chuyên gia tâm lý, bác sĩ để được chỉ dẫn.

Nhìn chung trầm cảm khi mang thai không phải là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về tình trạng này để hạn chế tối đa nguy cơ trầm cảm ở bà bầu, tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

: Điều trị trầm cảm khi mang thai | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound